Từ năm 2017, Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy thông báo tuyển sinh hệ Trung cấp Phòng cháy Chữa cháy. Bạn đọc có thể tham khảo qua bài tổng hợp dưới đây.
Tóm tắt nội dung
1. Đối tượng theo học trung cấp phòng cháy chữa cháy
Học sinh đã tốt nghiệp THPT quốc gia các năm, trung học Bổ túc có nguyện vọng đăng ký theo học tại trường.
Hệ trung cấp Trung cháy chữa cháy với 4 chuyên ngành: Phòng cháy; Chữa cháy; Cứu nạn, cứu hộ; Kỹ thuật ôtô, máy bơm chữa cháy.
Xem thêm: Học trung cấp nghề gì dễ xin việc? Thời gian học bao lâu?
2. Hồ sơ đăng ký trung cấp PCCC
- Phiếu dự tuyển có dấu của trường Đại học Phòng cháy chữa cháy.
- Bản sao bằng tốt nghiệp THPT (có công chứng) hoặc Giấy chứng nhận kết quả thi trung học phổ thông quốc gia năm gần nhất;
- Bản sao học bạ THPT (có công chứng);
- Bản sao giấy khai sinh và chứng minh nhân dân;
- Giấy khám sức khỏe (Cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên); 2 ảnh 4×6 (ảnh mới chụp); 2 phong bì có dán tem, ghi rõ địa chỉ nhận và số điện thoại của thí sinh và các giấy tờ ưu tiên khác (nếu có).
3. Địa điểm phát hành và tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển
Hồ sơ đăng ký xét tuyển nộp cho trường theo đường bưu điện, chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại trường.
Địa điểm đào tạo: Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy – 243 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội.
Thời gian đào tạo: Tập trung 2 năm.
Click ngay: Nên học trung cấp hay cao đẳng nghề?
Học trung cấp Phòng cháy chữa cháy hệ dân sự, học viên được bố trí ăn ở tập trung trong ký túc xá của trường; được Nhà nước đài thọ toàn bộ tiền học phí, tiền ăn, ở, phụ cấp sinh hoạt, quân tư trang và các chế độ đãi ngộ khác theo quy định của Bộ Công an trong suốt thời gian học tập
4. Đánh giá chung về ngành nghề Phòng cháy chữa cháy
Ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, trong đó có Việt Nam, công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được các cơ quan, tổ chức và người dân rất quan tâm. Những người làm nghề phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được xã hội rất trọng dụng. Do đó, rất nhiều người có nguyện vọng vào công tác trong lực lượng này.
Tại Việt Nam, nhiều năm trở lại đây, nền kinh tế đất nước càng ngày càng phát triển kéo theo số vụ cháy, nổ ngày càng nhiều; cùng với đó là do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, các tai nạn, sự cố xảy ra nhiều và gây ra thiệt hại lớn cho xã hội, nhân dân.
Nghề phòng cháy chữa cháy được đánh giá là ngành nghề khá nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng đây cũng là ngành nghề có ý nghĩa nhân đạo, nhân văn sâu sắc.
Sau khi tốt nghiệp các em có thể được phân công nhận công tác tại các đơn vị nghiệp vụ trong lực lượng Công an nhân dân, các Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc công an các địa phương … tại các cơ quan, doanh nghiệp của nhà nước; các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất; các ngành kinh tế như Xăng dầu, hàng không… trên phạm vi cả nước.
Trên đây là một số nội dung tham khảo về trung cấp phòng cháy chữa cháy. Hy vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.