Home>>Giáo dục>>Trung cấp báo chí học những môn gì và cơ hội việc làm như thế nào?
Giáo dục

Trung cấp báo chí học những môn gì và cơ hội việc làm như thế nào?

Trung cấp báo chí học những môn gì và cơ hội việc làm như thế nào? mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài tổng hợp dưới đây.

Tóm tắt nội dung

1. Thời gian học Trung cấp báo chí là bao lâu?

Tên ngành, nghề:     Báo chí

Mã ngành, nghề:     5320103

Thời gian đào tạo:    1.5 năm

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở;

Hình thức đào tạo: Chính quy

Trình độ đào tạo:    Trung cấp

Trung cấp báo chí
Trung cấp báo chí

Xem thêm: Học trung cấp công an ra làm gì? Điểm chuẩn năm 2019 là bao nhiêu?

2. Nội dung chương trình của hệ Trung cấp báo chí

Các môn học chung

  • Chính trị
  • Pháp luật
  • Giáo dục thể chất
  • Giáo dục quốc phòng và an ninh
  • Tin học
  • Tiếng Anh cơ bản

Môn học, modul cơ sở

  • Cơ sở văn hóa Việt Nam
  • Cơ sở lý luận báo chí
  • Ngôn ngữ báo chí
  • Tiếng Việt thực hành
  • Tổ chức cơ quan báo chí
  • Lịch sử báo chí

Môn học, modul chuyên môn

  • Công nghệ sản xuất chương trình phát thanh
  • Công nghệ sản xuất chương trình truyền hình
  • Tin phát thanh truyền hình
  • Lao động sáng tạo nhà báo
  • Luật và đạo đức báo chí
  • Phóng sự phát thanh truyền hình
  • Phỏng vấn
  • Phát thanh truyền hình trực tiếp
  • Dẫn chương trình
  • Thực tập tại cơ sở
Trung cấp báo chí
Trung cấp báo chí

3. Mục tiêu cụ thể của hệ Trung cấp báo chí

Về kiến thức:

Hệ trung cấp báo chí đào tạo người học về ngành báo chí, chuyên ngành báo phát thanh truyền hình có kiến thức và kỹ năng cơ bản về nghiệp vụ báo chí nói chung và báo phát thanh truyền hình nói riêng; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp; có thái độ hợp tác với đồng nghiệp; tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc; có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập cao hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

Các kiến thức nghiệp vụ, phương pháp sáng tạo các thể loại cơ bản của các loại hình báo chí và các kiến thức bổ trợ về tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, chính trị, pháp luật, quốc phòng – an ninh. Chương trình đảm bảo tính liên thông đối với các bậc học cao hơn.

Trung cấp báo chí
Hệ Trung cấp báo chí

Về kỹ năng:

Sau khi học xong chương trình học viên sẽ có hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ báo chí, nắm được những kiến thức cơ bản về các loại hình báo chí, phương pháp sáng tạo các thể loại báo phát thanh truyền hình, về quay phim, dựng phim, dựng chương trình phát thanh truyền hình.

Tham gia vào quá trình xây dựng các chuyên mục, chương trình báo chí, truyền thông, sử dụng thành thạo các thiết bị chuyên ngành phục vụ cho công tác báo chí truyền thông.

Về Chính trị, đạo đức

Chính trị: Học viên có nhận thức cơ bản về quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nói chung và trong ngành báo chí nói riêng, vận dụng hiểu biết đó vào hoạt động nghề nghiệp.

Đạo đức:  Sau khi học xong, người học biết tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc; có ý thức chính trị cao; có thái độ lao động tốt, tác phong lao động nghiêm túc; có ý thức xây dựng phát triển cộng đồng, ý thức trách nhiệm công dân và đạo đức nghề nghiệp; có tính kỷ luật cao, dũng cảm, trung thực; luôn có ý thức vươn lên, có tinh thần hợp tác và sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao trong quá trình làm việc.

Về Thể chất, quốc phòng:

Thể chất: Học viên được rèn luyện đảm bảo đủ sức khỏe để công tác, tiếp tục tự học tập, làm việc tại các cơ quan báo chí truyền thông.

Quốc phòng: Học viên có hiểu biết về an ninh, quốc phòng để sử dụng trong các trường hợp cần thiết trong công việc và cuộc sống.

4. Cơ hội việc làm

Cơ hội việc làm sau khi ra trường đối với hệ Trung cấp Báo chí khá đa dạng, học viên có thể làm phóng viên, biên tập viên, nhân viên tại các đài phát thanh truyền hình từ trung ương đến địa phương. Hoặc làm phóng viên, nhân viên tại các cơ quan nhà nước, các cơ quan thông tấn báo chí, các cơ quan truyền thông, các sở, bộ, ngành có liên quan đến công tác báo chí.

5. Tham khảo các trường đào tạo báo chí

Học Viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC).

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (USSH) – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (USSH) – Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.

Trên đây là các thông tin tham khảo về hệ Trung cấp báo chí. Hy vọng bài viết đã mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Rate this post