Nhiều người cho rằng nghề thợ hàn là công việc đơn giản không mang tính kỹ thuật cao. Nhưng khi học nghề hàn sắt sẽ có những yêu cầu riêng để đảm bảo tốt nhất cho chất lượng công trình và thẩm mỹ. Vậy hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm các khó khăn, thuận lợi khi học nghề hàn sắt.
Tóm tắt nội dung
Giới thiệu về nghề hàn sắt
Nghề hàn sắt sẽ sử dụng những thiết bị chuyên dụng để cắt thanh sắt, khối kim loại thành các kích thước theo yêu cầu và có thể hàn gắn chúng lại với nhau để tạo ra những khối hình theo mong muốn và phục vụ theo đúng nhu cầu của khách hàng.
So với những ngành nghề khác nghề thợ hàn sắt sẽ vất vả hơn mà không phải ai cũng gắn bó lâu dài được.
Những người yêu nghề sẽ không do khó khăn mà bỏ đi công sức đã học tập do đó trước tiên cần nắm vững các thông tin trước khi quyết định theo học ngành nghề này.
Công việc thợ hàn sắt
Thợ hàn sắt là công việc không hề đơn giản mà cần có yêu cầu về kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu nghề đặt ra. Cụ thể công việc của thợ hàn sắt như:
Nhận và gia công các sản phẩm về kim loại theo yêu cầu
Các sản phẩm từ kim loại như thép, sắt, inox được sử dụng ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi của chúng. Hiện nay có rất nhiều khách hàng sử dụng như vậy có nhiều các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kim loại.
Những người thợ hàn sắt sẽ bắt đầu công việc khi nhận yêu cầu hoặc đơn hàng từ cấp trên, khách hàng để gia công những sản phẩm đó theo đúng kỹ thuật và yêu cầu đặt ra.
Thợ hàn sắt có thể làm việc tại các doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực gia công kim loại hoặc làm việc tại những cơ sở tùy thuộc theo tay nghề của bản thân.
Tiến hành hàn và lắp đặt những đơn theo yêu cầu
Thực hiện chế tạo, gia công các sản phẩm theo đơn hàng từ khách hàng.
Tuy nhiên những sản phẩm cần đáp ứng theo đúng yêu cầu, các thông số kỹ thuật nhằm tạo ra sản phẩm theo đúng chỉ tiêu.
Trên thực tế hiện nay có không nhiều các thợ giỏi đạt trình độ cao vì vậy mà nguồn lao động trong nghề vẫn thiếu hụt số lượng lớn.
Sửa chữa hàn
Ngoài việc chế tạo ra các sản phẩm mới theo đơn đặt hàng thì những thợ sắt còn thực hiện sửa chữa các sản phẩm bị lỗi do bản thân gây ra hoặc bị lỗi trong quá trình sử dụng.
Sửa chữa cũng xảy ra khá thường xuyên do bề mặt kim loại dễ bị hao mòn và xảy ra sự cố ngoài ý muốn. Do đó có phát sinh các thợ hàn sắt sẽ cần sửa chữa.
Yếu tố để thành công khi học thợ hàn sắt
Có nhiều người suy nghĩ rằng thợ hàn sắt là công việc đơn giản và không mang tính chất kỹ thuật cao nhưng trên thực tế khi học thợ hàn sắt cũng cần có các yếu tố, cụ thể như:
Tay nghề phải cao
Có thể thấy rằng để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, kỹ thuật hàn của người thợ ngày càng được phát triển để nâng cao tay nghề. Điều này cũng là yếu tố để quyết định rằng người thợ hàn có tìm được việc làm ổn định với mức lương cao hay không.
Ngay cả những người thợ có kinh nghiệm làm việc lâu năm nhưng chưa bắt kịp được kỹ thuật hay xu hướng thẩm mỹ vẫn có thể bị mất việc hoặc mức lương không ổn định. Hiện nay có ít các thợ đạt trình độ hàn công nghệ cao do đây là trình độ khó khi phải hàn trục ống nằm nghiêng nên sẽ yêu cầu người thợ cần có kỹ năng tay nghề, kinh nghiệm mới đạt được kết quả cao trong công việc.
Xem thêm:
- Thất nghiệp khi 50 tuổi nên học nghề gì phù hợp?
- Phụ nữ 35 tuổi nên học nghề gì để ổn định lo cho gia đình?
Có sức khỏe tốt
Dù là bất cứ ngành nghề gì cũng đều cần đến sức khỏe và đối với các người thợ hàn cũng vậy, đây cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng.
Do môi trường làm việc của thợ hàn sắt là ở ngoài trời dưới ánh nắng, cường độ làm việc cao, không gian thiếu ánh sáng nên sẽ khiến cho bản thân người thợ thấy khó chịu và ngột ngạt do còn chịu đựng nhiệt độ của que hàn ở mức cao.
Môi trường làm việc thợ hàn phải đối mặt với nhiều nguy cơ, tai nạn nghề nghiệp và các bệnh liên quan hoặc bị sắt cứa, bị bỏng do ngọn lửa hàn… Bởi vậy cần có sức khỏe tốt nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra trong suốt quá trình làm nghề này.
Cần sự kiên trì khổ luyện
Để trở thành một người thợ hàn giỏi thì ngay từ khi học cần tuân thủ các quy định về an toàn lao động, đồng thời đảm bảo chất lượng công trình như vậy sẽ cần đến sự kiên trì nhẫn nại.
Để trở thành thợ chính trước tiên sẽ cần đến khoảng 2 năm để làm thợ phụ học nghề và dễ bị sai vặt, bên cạnh đó sẽ chịu áp lực lớn trong quá trình xử lý các tình huống đa dạng trong khi hành nghề.
Quá trình hành nghề người thợ hàn cũng sẽ phải khổ luyện ở nhiều những môi trường khác nhau để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng phù hợp với công việc. Khi mới học nghề thợ hàn sắt sẽ dễ bị bỏng tay, bỏng chân chuyện khá thường gặp.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết giải đáp cho thắc mắc: Những thuận lợi, khó khăn khi học nghề hàn sắt. Từ đó lựa chọn một ngành nghề phù hợp nhất với bản thân để có thể trang trải tốt cho cuộc sống, lo cho gia đình.