Kỳ thi đại học năm 2018 đã kết thúc, các trường đã công bố điểm thi. Theo sau đó là xuất hiện trên mặt báo tâm thư của những thí sinh có nguyện vọng thi vào nhóm các trường an ninh và quân đội. Nhiều người thắc mắc sao chỉ có tâm thư xin vào ngành công an mà không phải xin vào những ngành khác như thương mại, công nghiệp hay nông nghiệp?
Để trả lời câu hỏi này sẽ cần xét đến các vấn đề liên quan đến lịch sử, quan niệm xã hội và quan trọng hơn là phương pháp giáo dục và nền giáo dục các em đang thụ hưởng.
-
Tóm tắt nội dung
Yếu tố lịch sử
Việt Nam là đất nước có thời gian dài trải qua chiến tranh, sau chiến tranh nền kinh tế đất nước chưa phát triển, người dân sống trong chế độ bao cấp. Về vấn đề việc làm: nhà nước phân chia công việc cho từng người, từng có thời gian cứ tốt nghiệp ra là sẽ có việc làm.
-
Quan niệm xã hội
Tất cả các bậc cha mẹ luôn nói với con cái của mình: ra trường phải tìm “công việc ổn định”. Làm việc trong khu vực nhà nước là đạt tiêu chuẩn “công việc ổn định” của các bậc phụ huynh. Khi con cái chuẩn bị tốt nghiệp bố mẹ đã dò hỏi trước xem có cơ quan nhà nước nào đang có chỉ tiêu tuyển dụng, rồi nhờ các mối quan hệ thân quen để xin cho con mình vào làm, thậm chí ở mỗi ngành khác nhau sẽ có những mức tiền để chạy việc khác nhau, con số không bao giờ dưới 100 triệu. Nếu con cái học cách ngành an ninh, cảnh sát và quân đội ra trường nghiễm nhiên là sẽ được nhà nước phân công công việc.
-
Phương pháp giáo dục hiện nay
Ở trường, Chương trình giáo dục của Việt Nam hiện nay chỉ chú trọng việc học nhiều kến thức tổng quát, ít chú trọng đến việc giáo dục các kỹ năng mềm. Ngay từ từ cấp 1, chỉ biết học và học không có thì giờ vui chơi, tập luyện thể thao và phát triển những khả năng quan trọng khác như sự chủ động, tự tin, khả năng suy nghĩ và hành động độc lập, tìm tòi, khám phá,… Cả gia đình và nhà trường đều ép con cái tiến thân bằng con đường khoa cử, ra trường phải là kỹ sư, bác sỹ, …
Ở nhà, Cha mẹ luôn có tâm lý bao bọc con, luôn cho rằng con cái mãi mãi là đứa trẻ, cần sự quan tâm chăm bẵm của bố mẹ.
Hệ quả
Từ môi trường trên tạo nên các một thế hệ trẻ:
– Không có chính kiến cá nhân, không biết mình là ai và có khả năng như thế nào. Câu chuyện thường gặp ở đây liên quan đến chuyện lập gia đình của con cái, Con trai/con gái đến tuổi lập gia đình dẫn bạn gái/bạn trai về ra mắt bố mẹ phản đối thì 99% là đôi trẻ sẽ không đến được với nhau.
– Không có khả năng tự lập và chịu trách nhiệm. Chuyện một người đã tốt nghiệp đại học vẫn chờ bố mẹ xin việc cho luôn là một việc hết sức bình thường ở Việt Nam.
– Không dám chọn những việc có tính thử thách, luôn có tâm lý chắc ăn và an nhàn. Vì vậy mới dẫn đến tình trạng gia đình luôn tìm cách để chạy cho con cái vào làm việc ở các cơ quan thuộc khu vực nhà nước. Các em học sinh mới bằng mọi cách để vào học các trường an ninh, công an để khỏi lo công việc khi tốt nghiệp.
Trước sự vận động và thay đổi của xã hội, từ cá nhân đến các cơ quan liên quan cũng đã nhận thức được vấn đề nhưng để thay đổi hoàn toàn lại một câu chuyện khác. Tuy nhiên để con cái có tương lai tốt hơn trong lúc chờ sự thay đổi từ xã hội các bậc phụ huynh hãy thay đổi cách giáo dục trong gia đình mình trước.