Mục tiêu của giáo dục nghề phổ thông nhằm hình thành cho học sinh (HS) một số kỹ năng cơ bản về nghề nghiệp, kỹ năng sử dụng công cụ và thực hành kỹ thuật để làm ra sản phẩm theo yêu cầu của giáo dục nghề phổ thông. Vậy học nghề phổ thông là gì? Việc học nghề phổ thông liệu còn cần thiết? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Học nghề phổ thông là gì?
Đọc thêm về: học nghề pha chế
Học nghề phổ thông là quá trình học một môn học nằm trong kế hoạch dạy học có chương trình dạy nghề và danh mục nghề cho học sinh phổ thông bậc trung học.
Thông qua tổ chức hoạt động, dạy học NPT không chỉ cung cấp cho học sinh những tri thức, kỹ năng lao động nghề nghiệp cần thiết và tư duy kỹ thuật mà còn giáo dục học sinh có thái độ, tác phong lao động nghề nghiệp thích ứng những yêu cầu của nền kinh tế – xã hội.
Bên cạnh đó, tạo điều kiện để dịch chuyển lao động nghề nghiệp phù hợp những thay đổi nhanh chóng về việc làm.
Việc học nghề phổ thông liệu còn cần thiết?
Những năm trước đây, học sinh các lớp cuối cấp như lớp 9 và lớp 12 muốn được tốt nghiệp đều trải qua kỳ thi do Sở GD&ĐT của các địa phương và Bộ GD&ĐT tổ chức gồm 6 môn học. Ngoài các môn bắt buộc thì các môn tự chọn có thể thay đổi từng năm. Các kỳ thi tốt nghiệp thường rất nghiêm túc nên học sinh rất sợ thi trượt. Chính vì vậy, buộc lòng các em phải đi học nghề để được cộng điểm nhằm phục vụ nhu cầu xét tốt nghiệp THCS và THPT.
Trong những năm gần đây, việc xét tốt nghiệp với các lớp cuối cấp đã không còn căng thẳng như trước nữa nhất là đối với học sinh lớp 9. Lý do là từ năm học 2005 – 2006, học sinh lớp 9 không còn phải thi tốt nghiệp THCS như trước nữa.
Hiện giờ để được công nhận tốt nghiệp THCS, các em chỉ cần tham gia đầy đủ các kì thi kiểm tra học kì và cuối năm có học lực và hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên là được công nhận tốt nghiệp. Do đó, câu hỏi đặt ra ngay lúc này: liệu học nghề phổ thông ở năm lớp 8 để được cộng điểm vào xét tốt nghiệp THCS liệu có cần thiết?
Mục đích của học nghề là giúp học sinh biết được một số kĩ năng để vận dụng vào cuộc sống. Tuy nhiên, hầu như các trường nhất là ở huyện, học sinh đều học nghề theo cách ấp đặt về số lượng và trường thường chỉ định nghề cho học sinh. Điều này dẫn đến rất nhiều bất cập kéo theo khiến học nghề không còn mang ý nghĩa tốt đẹp nữa:
- Về chỉ tiêu, tất cả học sinh lớp 8 dù cho là học sinh giỏi, khá hay trung bình, dù thích hay không thích đều phải học nghề.
- Học sinh nam và nữ đều học nghề giống nhau.
- Các em nào có được chọn nghề mình yêu thích mà sẽ học nghề theo nhà trường chỉ định
Do đó, các nghề mà học sinh được học thường rất nghèo nàn, chủ yếu là điện, tin học để phù hợp với cơ sở vật chất của nhà trường. Những nghề khác thích hợp với học sinh nhất là nữ như: làm bánh kem, nấu ăn, cắm hoa… thì không có. Nên đôi khi học sinh nữ cũng phải học nghề điện, điều này khiến nhiều em không thích nhưng cũng phải học vì sự áp đặt của nhà trường.
Xem thêm: học nghề nail
Ngoài ra, học sinh còn tốn chi phí học nghề. Mặc dù việc học nghề ở trường phổ thông có rất ít hiệu quả nếu không nói là rất hình thức. Có rất nhiều học sinh nữ học xong những không biết lắp hệ thống điện dù là đơn giản nhất.
Không thể phủ nhận, học nghề là rất cần thiết trong tình hình “thừa thầy, thiếu thợ” như ở nước ta. Tuy nhiên, đó là học nghề khi học sinh vào đời, muốn kiếm việc làm, nuôi sống bản thân. Còn việc mất khoảng 6, 7 tháng học nghề để chỉ phục vụ xét tốt nghiệp cuối cấp trong khi quy định để học sinh được công nhận tốt nghiệp đã có nhiều thay đổi thì việc học nghề phổ thông liệu có nên thay đổi?
Bài viết trên đã giải đáp toàn bộ thắc mắc cho câu hỏi: Học nghề phổ thông là gì? Việc học nghề phổ thông liệu còn cần thiết? Mong rằng trong những nắm tới, việc học nghề phổ thông sẽ được thay đổi sao cho phù hợp với học sinh. Đặc biệt cung cấp kiến thức cũng như các kỹ năng đúng như ý nghĩa của việc học nghề phổ thông mà Sở và Bộ ban hành.