Nghề QA là gì và đảm nhiệm những công việc nào? Thông tin này được rất nhiều người đặc biệt quan tâm đến và cùng nhau bàn luận đến. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ bật mí chi tiết những thông tin liên quan đến ngành nghề này, quý độc giả hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Tóm tắt nội dung
Khái niệm nghề QA là gì?
QA – Quality Control, là nhân viên kiểm soát chất lượng trong từng nhà máy, doanh nghiệp sản xuất (hay còn được gọi với cái tên khác đó là nhân viên KCS). Theo đó, họ sẽ đảm nhận nhiệm vụ trực tiếp kiểm tra từng công đoạn ở trong quy trình sản xuất nhằm bảo đảm thành phẩm đạt chuẩn chất lượng theo đúng yêu cầu. Từng nhân viên QA thường được phân chia thành 3 vị trí cụ thể như sau:
- PQC – Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào.
- PQC – Nhân viên kiểm soát chất lượng quy trình sản xuất.
- OQC – Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra.
Nhân viên QA sẽ đảm nhiệm những công việc nào?
Nhiệm vụ của từng nhân viên QA ở mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau, cũng tùy thuộc vào sản phẩm được tiến hành sản xuất, yêu cầu của từng công ty. Theo đó, công việc của nhân viên QA cụ thể như sau:
>>> Bạn biết được gì về nghề viết content
+ Kiểm tra từng quy trình trong nhà máy nhằm bảo đảm tuân thủ đúng từng quy định, tiêu chuẩn cả bên trong và bên ngoài.
+ Kiểm tra, cập nhật tài liệu chuyên môn.
+ Thúc đẩy cải tiến liên tục trong từng quy trình cốt lõi nhằm đảm bảo duy trì về chất lượng, tính hiệu quả trong sản xuất.
+ Sẽ bảo đảm cho từng doanh nghiệp tuân thủ đúng những nguyên tắc nhằm đáp ứng yêu cầu về điều kiện sản xuất.
+ Nhân viên QA sẽ đào tạo, hỗ trợ nhân viên QA chưa có kinh nghiệm về từng quy trình, cách thức thực hiện và tiêu chuẩn chất lượng.
+ Tiến hành đào tạo nhân viên sản xuất về từng quy trình, cách thức thực hiện và tiêu chuẩn chất lượng.
+ Phát triển từng tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho doanh nghiệp.
+ Duy trì bộ tài liệu bảo đảm chất lượng.
+ Kiểm tra quy trình, thực hiện những bước so sánh với tiêu chuẩn đã được xác định từ trước.
+ Tiến hành phân tích từng thông số nhằm tìm ra được điểm chênh lệch so với tiêu chuẩn ban đầu.
+ Cùng phối hợp với khách hàng, phía nhà cung cấp nhằm giải quyết những vấn đề có liên quan đến chất lượng.
+ Nhân viên QA sẽ cùng các bên liên quan tiến hành xem xét nguyên nhân, khắc phục hậu quả trong trường hợp xảy ra lỗi.
Những kỹ năng cần có của một nhân viên QA
Nhân viên QA chính là một phần không thể thiếu trong từng ngành nghề khác nhau như xây dựng, may mặc,… Đối với một nhân viên QA, từng kỹ năng cơ bản và phẩm chất cá nhân trong công việc là quan trọng hơn bất cứ loại bằng cấp nào. Cũng đã có nhiều công ty sẽ có xu hướng lựa chọn ứng viên dựa vào trên từng kỹ năng, tính cách của họ, sau đó đào tạo trong suốt quá trình làm việc. Ứng viên tốt nghiệp Trung cấp, hoặc thậm chí là tốt nghiệp cấp 3 mà có kiến thức sâu rộng về ngành nghề mà họ theo đuổi cũng như từng kỹ năng cần thiết sẽ có ưu thế hơn so với những người tốt nghiệp Đại học, tuy nhiên sẽ thiếu kiến thức thực tế.
>>> Giải thích thêm khái niệm nghề accout là gì
Nếu như bạn muốn trở thành một nhân viên QA giỏi, các bạn cần phải có các kỹ năng như sau:
– Kỹ năng phân tích – nhằm thu thập, phân tích thông tin, tìm ra những xu hướng mới nhất cũng như các điểm khác biệt. Do đó, các bạn cần phải trau dồi kỹ năng phana nhằm áp dụng vào công việc nhân viên QA một cách hiệu quả.
– Kỹ năng tổ chức công việc – nhằm theo dõi từng quy trình kiểm tra, kết quả và tài liệu, đưa ra đề xuất.
– Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản – nhằm soạn thảo những văn bản tài liệu chính xác, đúng với yêu cầu thực tế, đọc hiểu từng hướng dẫn của công ty và đối tác.
– Kỹ năng giao tiếp – Nhằm tham gia đào tạo nhân viên QA, phía nhân viên sản xuất và cùng nhau phát hiện hoặc là sửa lỗi trong suốt quá trình làm việc.
– Tỉ mỉ, chi tiết nhằm phát hiện ra các điểm còn chưa đúng, chưa tuân thủ theo hướng dẫn, quy định và đưa ra được những gợi ý khắc phục. Đồng thời, đọc và phân tích từng chi tiết trong từng văn bản hướng dẫn cũng như nội quy của từng ngành, của từng công ty.
– Tư duy logic – nhằm phát hiện vấn đề, đưa ra giải pháp đảm bảo hiệu quả và chất lượng của từng quy trình sản xuất.
Vậy, mức lương của nghề QA như thế nào?
Theo như những thông tin được nhiều người chia sẻ, mức lương nghề QA hiện nay sẽ dao động trong khoảng từ 6 – 10 triệu đồng/ tháng, cũng tùy thuộc vào năng lực ứng viên, quy mô doanh nghiệp làm việc. Bên cạnh lượng cơ bản, nhân viên đảm nhận từng vị trí này còn được hưởng đầy đủ từng chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp, thưởng sáng kiến và thưởng hiệu quả công việc,… Khi đã trở thành một nhân viên QA giỏi, khi đó các bạn sẽ có rất nhiều cơ hội nhằm để thăng tiến lên vị trí cao hơn nữa như trưởng bộ phận QA. Đối với trưởng bộ phận QA có nhiều kinh nghiệm trong nghề nghiệp, làm việc tốt khi đó sẽ được đề bạt lên để làm Quản đốc của nhà máy,…
Kết luận
Chắc hẳn với toàn bộ những thông tin ở trên đã giúp cho mọi người được hiểu rõ về nghề QA là gì và các kỹ năng cần có khi theo đuổi công việc này. Thường xuyên truy cập vào chuyên trang thông tin điện tử này để khai thác thêm nhiều kiến thức hữu ích khác các bạn nhé!