Home>>Nghề HOT>>Những điều cần biết về ngành Y đa khoa hiện nay
ngành Y đa khoa
Nghề HOT

Những điều cần biết về ngành Y đa khoa hiện nay

Ngành Y đa khoa là một ngành học được chú trọng, bởi liên quan đến sức khỏe của con người. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành này nhé.

Tóm tắt nội dung

Ngành Y đa khoa là gì?

Ngành Y là ngành chuyên tổ chức phòng bệnh và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe cho con người. Đây là ngành khoa học chuyên nghiên cứu các bệnh lý, cách phòng bệnh và điều trị.

Trong đó, Y đa khoa là một ngành đào tạo những bác sĩ đa khoa chuyên điều trị các bệnh mãn và cấp tính, đưa ra những biện pháp phòng bệnh,  kê đơn thuốc và hướng dẫn phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân. Bác sĩ đa khoa còn được gọi là bác sĩ tổng quát và làm việc trong các bệnh viện đa khoa hay các trạm y tế tổng hợp.

Những bác sĩ đa khoa cần phải có kiến thức rộng về các lĩnh vực của y học và đóng vai trò khám chung cho cơ thể của bệnh nhân. Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh họ đưa ra những lời khuyên phù hợp, kê đơn thuốc, yêu cầu làm xét nghiệm hoặc chuyển bệnh nhân tới gặp các bác sĩ chuyên khoa.

Các bác sĩ đa khoa thường khám bệnh theo phương pháp tiếp cận toàn diện về thể trạng của bệnh nhân cũng như môi trường sinh học, tâm lý và xã hội nơi họ sinh sống. Bên cạnh đó, nhiệm vụ chẩn đoán của bác sĩ đa khoa không bị hạn chế vào một cơ quan cụ thể nào của người bệnh và điều trị với nhiều vấn đề sức khỏe mắc phải.

Tại các trường đại học, ngành Y đa khoa chuyên đào tạo ra những bác sĩ có y đức, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp về y học để xác định, đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề sức khỏe của cá nhân và cộng đồng. Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những môn học chuyên ngành để phục vụ tốt nhất cho nghề nghiệp như giải phẫu, ngoại bệnh lý, ký sinh trùng…

ngành Y đa khoaY đa khoa là ngành đào tạo những bác sĩ đa khoa điều trị các bệnh mãn và cấp tính

Xem thêm: Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét tuyển thẳng thí sinh tốt nghiệp THPT

Ngành Y đa khoa là làm gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành Y đa khoa, sinh viên sẽ có đủ khả năng để thực hiện công tác chuyên môn tại các bệnh viện từ tuyến huyện đến trung ương hoặc có thể tự mở phòng khám đa khoa riêng. Họ sẽ thực hiện một số nhiệm vụ sau:

  • Khám và chữa bệnh thông thường trong phạm vi quy định của đơn vị công tác. Làm việc tại các trung tâm y tế, y tế dự phòng; với công việc hướng dẫn người dân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
  • Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh tại Trạm Y tế. Phát hiện và xử trí ban đầu một số trường hợp cấp cứu và các vết thương thông thường.
  • Tham gia công tác sơ cứu trong các vụ tai nạn và thảm họa xảy ra tại địa phương.
  • Tham gia vào công tác thăm khám, cứu chữa bệnh nhân tại vùng sâu vùng xa trong các tổ chức thiện nguyện.
  • Tư vấn và cung cấp các dịch vụ về sức khỏe sinh sản và dân số, kế hoạch hóa gia đình. Hướng dẫn cho nhân dân thực hiện công tác phòng bệnh.
  • Chăm sóc và hướng dẫn phục hồi chức năng cho những người bị tàn tật, thương tật tại cộng đồng trong các trung tâm phục hồi kỹ năng.
  • Tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học và cao đẳng có đào tạo ngành Y đa khoa.

Chương trình đào tạo ngành Y đa khoa

Tại các trường đại học, chương trình đào tạo ngành Y đa khoa thường kéo dài trong khoảng 6 – 7 năm học. Một số kiến thức trong chương trình đào tạo ngành Y đa khoa như sau:

  • Năm 1: Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng; Tin học cơ sở; Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin 1; Tiếng Anh A1 – A2; Toán cao cấp; Hóa đại cương – Hóa vô cơ; Vật lý – Lý sinh; Sinh học đại cương; Di truyền học- Sinh học phân tử; Giải phẫu 1; Giải phẫu 2 và Xác suất thống kê.
  • Năm 2: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin 2; Tiếng Anh chuyên ngành; Tâm lý y học – Y Đức; Hóa sinh; Hóa hữu cơ; Sinh lý học; Ký sinh trùng; Vi sinh; Mô phôi; Điều dưỡng cơ sở; Thực tập Điều dưỡng (Skill lab+Bệnh viện); Nội cơ sở; Ngoại cơ sở và Giải phẫu bệnh.
  • Năm 3: Dược lý; Phẫu thuật thực hành; Chẩn đoán hình ảnh;  Sinh lý bệnh – Miễn dịch; Nội bệnh lý 1; Ngoại bệnh lý 1; Chấn thương chỉnh hình; Sức khỏe môi trường và Sức khỏe nghề nghiệp; Dinh dưỡng – Vệ sinh an toàn thực phẩm; Phương pháp nghiên cứu Khoa học; Dịch tễ học và Dịch tễ ứng dụng; Thực tập cộng đồng.
  • Năm 4: Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;Giáo dục và nâng cao sức khỏe; Huyết học; Ung thư; Gây mê hồi sức; Da liễu; Nội bệnh lý 2; Nhi khoa 1 + 2; Phụ sản 1 + 2; Dược lý lâm sàng; Chăm sóc sức khỏe ban đầu; Hóa học lâm sàng và Y học quân sự.
  • Năm 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh; Tổ chức và quản lý y tế – y tế quốc gia; Kinh tế y tế – Bảo hiểm y tế; Mắt; Tai mũi họng; Y học cổ truyền; Răng hàm mặt; Ngoại bệnh lý 2; Pháp y; Lao; Truyền Nhiễm; Tâm thần; Nội thần kinh; Y học hạt nhân; Chấn thương chỉnh hình, Phục hồi chức năng; Ngoại thần kinh + Phẫu nhi.
  • Năm 6: Nội bệnh lý 3; Ngoại bệnh lý 3; Lão khoa; Nhi khoa 3; Phụ sản 3; Hồi sức cấp cứu nội khoa; Thực tập cộng đồng; Thực tập tốt nghiệp.

ngành Y đa khoaChương trình đào tạo ngành Y đa khoa thường kéo dài trong khoảng 6 – 7 năm

Ngành Y đa khoa xét tuyển khối thi nào?

Trước đây, các trường đại học y dược thường xét tuyển đầu vào bằng các môn thuộc khối B (Toán, Hóa, Sinh) và khối A (Toán, Lý, Hoá). Tuy nhiên, hiện nay, với một số thay đổi phương án tuyển sinh thì ngoài những khối xét tuyển truyền thống, Bộ GD&ĐT đã mở rộng thêm nhiều tổ hợp môn xét tuyển phụ. Sự thay đổi này đã giúp thí sinh có nhiều lựa chọn khối thi phù hợp với lực học của bản thân để có cơ hội trúng tuyển cao.

Mã ngành Y đa khoa là 7720101, các trường sẽ xét tuyển ngành y bằng các tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán – Lý – Hoá)
  • A02 (Toán – Lý – Sinh)
  • B00 (Toán – Hóa – Sinh)
  • B01 (Toán – Sinh – Sử)
  • B03 (Toán – Sinh – Văn)
  • B04 (Toán – Sinh – Giáo dục công dân)
  • D01 (Toán – Văn – Anh)
  • D08 (Toán – Sinh – Tiếng Anh)
  • D90 (Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh)

Với các tổ hợp môn trên, các trường đại học sẽ tiến hành xét điểm thi của các môn từ cao trở xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu. Trong đó, phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT được áp dụng tại tất cả các trường đại học, truong cao dang y TPHCM.

Bên cạnh đó, các thí sinh khi lựa chọn ngành Y đa khoa cũng cần lưu ý rằng, bởi đây là ngành đào tạo trọng điểm nên điểm xét tuyển đầu vào khá cao. Đối với những trường đại học top đầu cả nước, điểm chuẩn các ngành Y đa khoa thường rất cao, dao động trong khoảng 25 – 29 điểm. Còn những trường top dưới, điểm chuẩn ngành này trong khoảng 17 – 24 điểm.

Các trường đào tạo ngành Y đa khoa

Ở nước ta hiện có rất nhiều trường đại học đào tạo và tuyển sinh ngành Y đa khoa, tạo cơ hội cho các thí sinh được lựa chọn ngôi trường phù hợp với năng lực của bản thân. Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành Y đa khoa:

– Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Y Hà Nội
  • Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
  • Khoa Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội
  • Đại học Y Dược Thái Bình
  • Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
  • Đại học Y Dược Hải Phòng
  • Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Y khoa Vinh
  • Đại học Y Dược – Đại học Huế
  • Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
  • Đại học Dân lập Duy Tân
  • Đại học Phan Châu Trinh
  • Đại học Tây Nguyên
  • Đại học Buôn Ma Thuột

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Y Dược TP. HCM
  • Khoa Y – Đại học Quốc gia TP. HCM
  • Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Đại học Y Dược Cần Thơ
  • Đại học Nam Cần Thơ
  • Đại học Tân Tạo
  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học Võ Trường Toản

Hy vọng những thông tin về ngành Y đa khoa trên đây sẽ giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn về ngành học này cũng như có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Tổng hợp

Rate this post