Lịch sử là một môn học dài, khó với nhiều kiến thức và các mốc thời gian. Tuy nhiên, nếu có những bí quyết học đúng đắn, các bạn sẽ học rất tốt môn học này. Dưới đây là 5 phương pháp để các bạn học sinh, sinh viên học tốt môn này.
- Nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa
Khác với các môn học khác, đối với lịch sử chỉ cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa là ổn. Việc học quá nhiều từ các tài liệu tham khảo hay nâng cao đôi khi sẽ gây “tác động ngược”, khiến các bạn trở nên rối bời và lẫn lộn kiến thức. Người học chỉ cần nhớ, nẵm chắc các kiến thức trong sách giáo khoa là đã đủ để học tốt môn lịch sử.
Lịch sử là một trong những môn học khó mà học sinh rất sợ
Lịch sử không phải tính toán nhiều như các môn tự nhiên toán, lý, hóa, càng không phải tư duy nhiều, dùng phong cách ngôn ngữ bay bổng như văn. Không cần dùng đến các cuốn sách nâng cao hay tài liệu tham khảo, chỉ cần nhớ vững kiến thức trong sách giáo khoa là bạn có thể học tốt môn sử.
- Sử dụng sơ đồ cây
Lịch sử là môn học khá dài, đòi hỏi trí nhớ tốt mới có thể học tốt môn này. Để tránh rườm rà, dài dòng, cách tốt nhất để các bạn nhớ lịch sử là vạch ra ý chính, sau đó sơ lược lại. Các bạn nên dùng phương pháp học bằng sơ đồ cây, chọn lọc các từ khóa chính, từ đó triển khai thành các nhánh tới các từ khóa phụ. Cách học này sẽ phát huy hiệu quả hơn rất nhiều so với việc “ôm khư khư” sách giáo khoa để học thuộc lòng.
- Học theo từng giai đoạn
Bạn không thể nào học tốt lịch sử nếu không phân chia ra các giai đoạn. Việc phân chia cả một quá trình lịch sử thành một giai đoạn sẽ giúp người học cảm thấy giảm bớt áp lực, trút bỏ gánh nặng. Cứ mỗi giai đoạn, người học cần lọc ra các ý chính từ đó triển khai các ý phụ, học tốt các giai đoạn một mới có thể nẵm vững được kiến thức.
Ví dụ, từ lúc đảng thành lập (3/1930) đến lúc Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập (9/1945), các bạn nên chia thành 3 giai đoạn như sau: giai đoạn 1930 – 1935 với điểm nhấn là xô viết Nghệ Tĩnh; giai đoạn 1936 – 1939 với phong trào dân tộc, dân chủ Đông Dương; giai đoạn 1939 – 1945 là quá trình chuẩn bị tiến tới độc lập, điểm nhấn là Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa (2/9/1945).
- Học ngay ngay và luôn, không chần chừ
Khi bạn đã muốn học một cái gì đó thì bạn nên học dứt điểm ngay và luôn, chớ để sang ngày mai hay ngày kia. Điều đấy sẽ khiến kiến thức bị “ứ đọng”, dồn lại ngày càng nhiều khiến bạn càng trở nên mệt mỏi.
Muốn học tốt lịch sử phải có phương pháp
Môn lịch sử cũng vậy, học giai đoạn nào các bạn phải nắm vững giai đoạn đấy. Đã học ngày hôm nay là phải học luôn, không để sang hôm sau. Vì kiến thức dài và khó nhớ của lịch sử, các bạn học phần nào phải nắm chắc phần đấy, tránh tình trạng học “lơ mơ” rồi để sang ngày hôm sau. Điều đó khiến bạn vô tình “gánh” thêm nhiều phiền phức, đau đầu.
- Mẹo học lịch sử từ các mốc thời gian
Đối với các sự kiện trọng đại như ngày Quốc khánh (2/9/1945), ngày thành lập đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930), ngày sinh của Bác Hồ (19/5/1890),… các bạn buộc phải nhớ cả ngày lẫn tháng, năm. Tuy nhiên, với những sự kiện không quá quan trọng, cũng không phải ngày lễ gì của tổ quốc, người học không cần phải nhớ qua chi tiết ngày, tháng, chỉ cần nhớ năm là đủ. Ví dụ: chiến trang thế giới thứ 2 kết thúc (1945), chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ (1918).